Với lực đẩy khoảng 90.000N và 75% các bộ phận cấu thành làm từ vật liệu 3D, động cơ tên lửa đang được NASA thử nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm hàng không Marshall (Huntsville, Alabama) đã khiến giới khoa học phải tò mò sau khi cơ quan này này đăng tải 2 clip chứng tỏ sức mạnh của động cơ bí ẩn này.
Theo ước tính, luồng lửa phụt ra từ miệng của động cơ này nóng tới 3300 độ C và nhiên liệu mà nó sử dụng là hydro hóa lỏng ở -240 độ C. Trên thực tế, động cơ tên lửa 3D không phải là điều gì mới mẻ đối với NASA khi mà họ cùng với công ty Aerojet Rocketdyne đã thử nghiệm thành công vòi phun của động cơ tên lửa đẩy cở nhỏ được chế tạo bằng công nghệ in 3D tại trung tâm nghiên cứu Glenn (Cleveland,Ohio) từ năm 2013.
Cũng trong năm 2013 và tại chính trung tâm Marshall, NASA đã cho thử nghiệm hai vòi phun được in 3D có kích thước nhỏ và so sánh hiệu năng của chúng với loại truyền thống. Trong 11 bài kiểm tra ở các điều kiện khác nhau, hai vòi phun thử nghiệm của NASA đã được "thử lửa" ở nhiệt độ khoảng 3.316 độ C trong tổng thời gian là 45 giây.
Chiếc động cơ mới này đã trải qua 6 bài kiểm tra liên tiếp, các chuyên gia tại Trung tâm Marshall đã đánh giá là nó đạt được những yêu cầu tối thiểu như sức đẩy đủ lớn, không bị rò gỉ nhiên liệu và các bộ phận in 3D hoạt động một cách trơn tru. Công nghệ in 3D mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là về giá cả và thời gian. Điều này sẽ rút ngắn thời gian sản xuất chỉ còn vài giờ đồng hồ thay vì mất gần cả tháng trời, cũng như tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn. Ngoài ra, nó còn có thể đảm nhận luôn công việc sản xuất những bộ phận vốn rất khó đối với công nghệ sản xuất hiện tại như sản xuất vi mạch điện tử.
>> Biến sóng WiFi, mạng di động thành điện năng?
Tham khảo PopularMechanics
0 Nhận xét