Theo tin khoa học mới nhất trên tờ Science Alert, những kỹ năng đỉnh cao của con người thể hiện rõ nhất khi 20 tuổi. Trước 30 tuổi là độ tuổi thông minh nhất của con người, thể hiện rõ ở các lĩnh vực như thể thao, ăn uống hay ghi nhớ. Theo quan niệm từ trước tới nay thì mức độ phản xạ của con người cũng sẽ chậm dần đi khi về già.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng đối với mỗi người sẽ có một độ tuổi thông minh riêng: một số đối tượng ở độ tuổi học sinh trung học hay đại học các giác quan phạn xạ cực tốt, một số người khác lại ở độ tuổi sau 40.
Các nhà tâm lý học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Mỹ đã nghiên cứu 48.537 người trong độ tuổi từ 10 đến 89, thông qua 2 trang web GamesWithWords.org và TestMyBrain.org. Tại đây, họ sẽ được làm 1 bài kiểm tra để thể hiện khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ và IQ của bản thân, qua đó các nhà khoa học sẽ xác định cảm xúc nhận dạng, bộ nhớ, phản ứng với những con số cũng như ngôn từ của các đối tượng nghiên cứu này.
Các nhà khoa học Mỹ thấy rằng, tùy thuộc vào quan niệm “thông minh” ở mỗi người, đỉnh cao của sự thông minh tùy vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Trong số những người trẻ tuổi tham gia cuộc khảo sát, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 19 đến 20, hầu hết đều thực hiện tốt nhất những yêu cầu về các con số cũng như biểu tượng mã hóa, còn những người từ 20 đến 30 tuổi bộ nhớ làm việc hiệu quả giảm dần.
Ở tuổi 20, con người đã thực sự nhận biết được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt, khả năng này sẽ dần được cải thiện cho đến khi 48 tuổi, sau tuổi này thì mức phản xạ lại sụt giảm. Khả năng ngôn từ đối với mooic người sẽ dần được hoàn thiện tốt hơn theo thời gian trưởng thành, và đạt đỉnh điểm tốt nhất cho đến độ tuổi 60 hoặc 70. Kết quả của cuộc nghiên cứu được xác nhận trong tài liệu nghiên cứu tâm ký học của 2 tác giả Joshua K. Hartshorne và Laura T. Germine. Hai nhà nghiên cứu cho biết: trên thực tế, các cơ quan khác nhau, ở độ tuổi khác nhau, chúng sẽ phát huy hiệu quả tối đa chức năng chuyên trách của chúng.
Như Hartshorne đã giải thích trong một thông cáo báo chí của MIT: "Ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn đều có một số cơ quan chức năng phát huy tối đa khả năng của nó, đồng thời cũng tồn tại những yếu kém của các cơ quan khác trong cùng độ tuổi mà chưa phát huy độ nhạy bén tối đa được.” Còn đối với Germin, ông nhận định rẳng:"đây là những bức tranh muôn màu, luôn luôn thay đổi dựa trên độ tuổi khác nhau hơn là do tâm lý học và thần kinh học theo quan niệm từ trước đến nay."
Sưu tầm
0 Nhận xét