Tuyên bố của Apple được đưa ra khi thẩm phán James Orenstein, cùng Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu phía Apple mở khóa một chiếc iPhone bị thu giữ nhằm trợ giúp các cuộc điều tra của chính phủ.
Trong một phiên tòa mới đây tại Mỹ, Apple đã thẳng thừng nói "không" với một thẩm phán liên bang, khi được yêu cầu mở khóa một chiếc iPhone, nhằm truy cập vào các dữ liệu của người dùng.
Tuyên bố của Apple được đưa ra sau khi thẩm phán James Orenstein, cùng Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu phía Apple mở khóa một chiếc iPhone bị thu giữ, nhằm trợ giúp các cuộc điều tra của chính phủ.
Giải trình trước vị thẩm phán liên bang, đại diện của Apple cho biết, chính công ty này cũng phải bó tay với những chiếc iPhone thế hệ mới nếu không được cung cấp mật khẩu. Còn với các thế hệ iPhone trước đây, họ hoàn toàn có thể giúp chính phủ một tay.
Trong bản tóm tắt được đệ trình lên tòa án liên bang vào ngày hôm qua, công ty này cho biết "trong hầu hết các trường hợp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai", Apple không thể trợ giúp chính phủ mở khóa một chiếc iPhone mà không có mật khẩu chính xác.
Dưới đây là bản báo cáo của Apple gửi lên tòa án liên bang vào ngày hôm qua:
"Trong hầu hết các trường hợp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, các yêu cầu truy cập/mở khóa iPhone từ chính phủ sẽ là gánh nặng đáng kể với chúng tôi. Bởi thực chất, chính Apple cũng không thể thực hiện điều này. Đối với các thiết bị đang chạy hệ điều hành iOS 8 hoặc cao hơn, Apple hoàn toàn không có đủ kỹ thuật để mở khóa một chiếc iPhone đã được bảo vệ bởi mật khẩu.
Điều này đồng nghĩa, việc trích xuất các dữ liệu người dùng từ các thiết bị của Apple đã được mã hóa là không thể xảy ra. Đây là một trong số các tính năng bảo mật có mặt trên hệ điều hành iOS 8, giúp ngăn ngừa bất kì sự truy cập trái phép nào, mà không có mật khẩu thiết bị từ chính người dùng. Chính chúng tôi cũng bó tay với tính năng bảo mật này".
Đề cập tới việc trích xuất dữ liệu từ các thế hệ iPhone cũ, chạy nền tảng iOS 7 hoặc cũ hơn, Apple cho biết, công ty này vẫn có thể sử dụng các thủ thuật để truy cập vào một chiếc iPhone đã được khóa. Tuy nhiên, phạm vi truy cập cũng rất hạn chế.
Các thông tin mà Apple có thể trích xuất liên quan tới các tập tin chạy ngầm trên hệ điều hành iOS 7. Trong khi đó, Apple vẫn phải bó tay với các thông tin nhạy cảm trên iPhone như email, ứng dụng lịch hay các dữ liệu từ các bên thứ ba.
Trước những phản ứng của Apple, 16 công tố viên trong vụ việc trên đã gửi thư đến Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ nhằm kêu gọi một đạo luật: yêu cầu các nhà sản xuất cần tạo ra một "đường hầm mí mật" trên các thiết bị, nhằm trợ giúp quá trình thực thi pháp luật.
Chia sẻ trước báo giới, đại diện Apple cho khẳng định:
"Việc các thẩm phán ép buộc chúng tôi trích xuất dữ liệu mà không có sự cho phép của người dùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa Apple và các khách hàng của mình. Điều này có thể đe dọa tới thương hiệu mà Apple xây dựng bao lâu nay. Thậm chí, hành động khai thác thông tin người dùng còn làm tổn hại tới tình hình kinh doanh của Apple, mà không bên nào có thể đứng ra bù đắp nổi".
Tham khảo: WSJ
0 Nhận xét